Bạn muốn đặt cây xanh trong phòng ngủ, nhà vệ sinh hay trong bếp nhưng không biết chọn loại cây phù hợp? Bài viết này không chỉ đưa ra gợi ý giúp bạn chọn lựa các loại cây phù hợp mà còn cung cấp một số lưu ý về việc trồng cây xanh trong nhà, giúp bạn có một không gian sống xanh thật thoải mái và hiệu quả.
Một số cây xanh và cây khử độc trong nhà
Việc trồng cây cảnh trong nhà mang lại rất nhiều lợi ích mà bạn không nên bỏ qua.
Có thể bạn chưa biết một số đồ nội thất hoặc vật dụng trong nhà vẫn chứa các chất độc hại như bezen, amoniac,... Trong ngôi nhà của bạn, nếu mức độ độc hại của các chất này cao thì về lâu dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe của gia đình bạn, thậm chí dẫn đến ung thư. Cây xanh được xem như một máy lọc khí từ thiên nhiên, một số cây khử độc trong nhà tới 85% nên việc trong trí thêm cây trong nhà ngày càng được ưa chuộng.
Không dừng lại ở đó, cây xanh còn làm tăng độ ẩm trong nhà, từ đó làm giảm bụi và phấn hoa, giúp bạn tránh được những tác nhân gây dị ứng.
Cây xanh còn giúp hút các tia bứa xạ từ các thiết bị điện tử, giúp hạn chế các tác động xấu đến da và mắt.
Chính màu xanh của cây sẽ mang lại sự thư giãn, dễ chịu và tạo cảm giác mát mẻ. Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung, giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc.
Không chỉ thế, cây xanh còn được xem như một “thú vui”, việc chăm sóc các chậu cây xanh giúp bạn giải tỏa căng thẳng và vui vẻ hơn.
Mỗi loại cây xanh còn mang một ý nghĩa phong thủy khác nhau. Nếu một châu cây được đặt ở vị trí ít di chuyển sẽ có ý nghĩa như một tấm bình phong cản khí xấu. Bên cạnh đó, người ta hay có xu hướng chọn những loại cây mang tên như: phát tài, phát tài, phát lộc,… với mong muốn đem lại may mắn cho gia đình.
Không gian phòng ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Một số cây cảnh gợi ý nên trồng trong phòng ngủ:
- Cây nha đam (cây lô hội): có tác dụng thanh lọc không khí, cung cấp khí O2 vào ban đêm.
- Cây lưỡi hổ: cây khử độ trong nhà rất hiệu quả, có khả năng lọc được các độc tố như benzene, formaldehyde,…
- Cây hoa nhài: giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn, ngủ sâu hơn, giảm căng thẳng, lo lắng, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái khi tỉnh dậy.
- Cây trầu bà: giúp giấc ngủ sâu hơn, tạo cảm giác thư thái khi tỉnh dậy và có khả năng làm sạch không khí.
- Cây lan Ý: có khả năng lọc các chất độc như benzene, formaldehyde,… đặc biệt giúp tăng độ ẩm không khí lên đến 5%.
- Cây cau cảnh/cây cọ cảnh: ban ngày cây sẽ lọc khí, ban đêm cây có khả năng điều hòa giấc ngủ tốt, giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Cây Nhất Mạt Hương: mùi hương nhẹ của cây có tác dụng xua đuổi côn trùng tốt và mang lại may mắn.
Lưu ý khi trồng cây trong phòng ngủ:
- Lựa chọn cây có cơ chế sinh học ngược (thực vật CAM): những loại cây này sẽ hấp thụ CO2 và thải ra O2 vào ban đêm.
- Chọn cây mini, có kích thích vừa phải hoặc để bàn để tiết kiệm diện tích phòng ngủ.
- Tránh trồng những cây tán lá to, dễ rụng lá hoặc thân/cành có gai.
Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm ướt và thiếu ánh sáng mặt trời, do đó việc đặt cây trồng trong nhà tắm hay nhà vệ sinh là rất cần thiết. Những loại cây nên trồng trong nhà vệ sinh là:
- Cây trầu bà: bên cạnh tác dụng hút độc cực tốt, đây là loài cây rất dễ chăm sóc, cây trong nhà tắm vẫn có thể phát triển tốt trong điều kiện môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng.
- Cây lưỡi hổ: giống như cây trầu bà, lưỡi hổ là loài cây có khả năng lọc sạch không khí, dễ chăm sóc và khả năng chịu hạn tốt, do vậy rất phù hợp để đặt trong nhà tắm/nhà vệ sinh.
- Cây lan Ý: cây trồng trong nhà vệ sinh/nhà tắm sẽ phát huy khả năng khử mùi hôi và các loại độc tố tốt, có thể sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng.
- Cây hoa lan: không chỉ có công dụng giảm mùi hôi tuyệt vời, hoa lan được xem như lựa chọn hàng đầu của các nhà vệ sinh sang trọng, hiện đại.
- Cây dương sỉ: cây hút độc trong không khí tốt, ưa thích môi trường ẩm ướt và không cần nhiều ánh sáng.
Lưu ý khi trồng cây trong nhà tắm/nhà vệ sinh:
- Điều kiện sinh trưởng của cây: lựa chọn những cây ưa ẩm, sống được dưới bóng râm hoặc bóng đèn huỳnh quang, ít rụng lá.
- Kích thước của cây: lựa chọn những cây có kích thước nhỏ, có thể trồng trong chậu được, ít cành nhánh, dễ dàng di chuyển và vệ sinh.
- Cách chăm sóc cây: không nên tưới quá nhiều nước và phải lưu ý đến độ ẩm của đất. Nếu đất quá ướt cần đem cây ra ngoài ánh nắng nhẹ hoặc thay đất mới.
Không chỉ có phòng ngủ hay nhà vệ sinh mới cần trang trí cây xanh, nhà bếp cũng là nơi cần đặt một vài chậu cây xanh để khử mùi dầu mỡ, thức ăn và tạo không gian xanh mát. Dưới đây là gợi ý một số cây bạn có thể trồng ở bếp:
- Cây lá dứa: cây lá dứa trồng trong nhà, đặc biệt là gian bếp làm một lựa chọn hoàn toàn phù hợp bởi cây vẫn có khả năng sinh trưởng tốt với điều kiện trong nhà. Ngoài ra, mùi hương nhẹ dễ chịu của cây còn làm tăng thêm mùi vị thơm ngon của món ăn.
- Trồng những loại cây ăn được (khoai,hành lá, ớt,…): những loại cây này không chỉ giúp cho căn bếp của bạn thêm sinh động mà còn có thể được sử dụng như một nguyên liệu để chế biến các món ăn.
- Cây bắt ruồi (cây nắp bình): cây không chỉ mang lại vẻ đẹp cho căn bếp mà còn có khả năng bắt các loại côn trùng nhỏ, giúp cho bếp luôn được vệ sinh và sạch sẽ.
- Các loại cây có hương, sắc (hương thảo, húng quế, bạc hà,…): những cây này có tác dụng thanh lọc không khí, khử mùi và có hương thơm nhẹ giúp thư giãn, ngoài ra các loại cây này còn có khả năng xua đuổi côn trùng.
Lưu ý khi trồng cây trong bếp:
- Ánh sáng của cây: đặt cây ở những nơi có ánh sáng như bệ cửa sổ, thường xuyên mang cây đi phơi nắng để cây phát triển tốt. Đối với những cây ưa bóng râm thì đặt cây ở chỗ khuất nắng hoặc bố trí thêm rèm chắn.
- Không trồng cây có kích thước quá to, tán lá rộng để tiết kiệm diện tích, hạn chế khả năng cây tiếp xúc với khói, lửa, gas,… gây cháy.
Thông qua những thông tin trong bài viết trên, rất hy vọng bạn sẽ xây dựng cho mình một không gian sống xanh thật lý tưởng và tuyệt vời!